Tất tần tật những điều nên biết về tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tổng Hợp

Bên cạnh việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, những thủ tục đăng ký kinh doanh cũng là điều được mọi người rất quan tâm. Đặc biệt là việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp và đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. Vậy bạn đã biết gì về tra cứu ngành nghề kinh doanh? Trong bài viết bên dưới, Thuế Ánh Dương sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tìm hiểu khái niệm ngành nghề kinh doanh là gì?

Tất tần tật những điều nên biết về tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tìm hiểu khái niệm ngành nghề kinh doanh là gì?

Luật doanh nghiệp 2020 vẫn chưa có thuật ngữ cắt nghĩa chính xác khái niệm ngành nghề kinh doanh là gì? Tuy nhiên, qua những quy định liên quan trong luật và văn bản hướng dẫn có thể hiểu như sau:

Ngành nghề kinh doanh chính là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ban hành về Hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam. Theo đó, hệ thống ngành kinh tế sẽ được phân theo từng nhóm ngành nghề chi tiết.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ những nguyên tắc áp mã ngành nghề khi thành lập công ty. Cụ thể như sau:

  • Tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm.

  • Chủ động lựa chọn ngành nghề và địa bàn, cũng như hình thức kinh doanh phù hợp; chủ động điều chỉnh quy mô, ngành nghề kinh doanh.

  • Đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh những ngành nghề có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư. Đồng thời bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt thời gian hoạt động.

  • Cấm kinh doanh những ngành nghề bị cấm kinh doanh; cấm kinh doanh những ngành nghề đầu tư có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.

Tìm hiểu về các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tất tần tật những điều nên biết về tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tìm hiểu về các danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp tiến hành việc kinh doanh và có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động, cũng như ngành nghề kinh doanh của mình nhưng không biết là ngành nghề đó có yêu cầu điều kiện kinh doanh hay không? Hoặc các bạn đang phân vân và chưa tìm được danh mục tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện chuẩn xác nhất?

Công ty Thuế Ánh Dương sẽ hỗ trợ tổng hợp tra danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để giúp cho các bạn thuận tiện hơn trong việc tra cứu, Khi kinh doanh các ngành nghề thuộc bảng dưới đây, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những điều kiện tương ứng với ngành nghề đó.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nội dung

  • Ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành đã được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A – U.

  • Ngành cấp 2 bao gồm 88 ngành; mỗi một ngành được mã hóa bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng.

  • Ngành cấp 3 bao gồm 242 ngành; mỗi một ngành được mã hóa bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng.

  • Ngành cấp 4 bao gồm 486 ngành; mỗi một ngành được mã hóa bằng 4 số theo ngành cấp 3 tương ứng.

  • Ngành cấp 5 bao gồm 734 ngành; mỗi một ngành được mã hóa bằng 5 số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ các hoạt động kinh tế bao gồm những yếu tố được xếp vào từng bộ phận khác nhau, trong đó:

  • Bao gồm: Các hoạt động kinh tế đã được xác định trong ngành kinh tế;

  • Loại trừ: Các hoạt động kinh tế không được xác định ở trong ngành kinh tế nhưng thuộc những ngành kinh tế khác.

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh chi tiết

Tất tần tật những điều nên biết về tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh chi tiết

Để tra cứu ngành nghề kinh doanh, các bạn có thể áp dụng những cách như sau:

Tra cứu theo nội dung của danh mục ngành nghề kinh doanh

Ngành cấp 1 là nhóm ngành kinh tế lớn và ngành cấp 2, 3, 4, 5 quy định những ngành nghề chi tiết hơn so với ngành nghề cấp 1. Chẳng hạn:

  • Nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp là ngành cấp 1.

  • Trồng cây hàng năm là ngành cấp 2.

  • Trồng lúa là ngành cấp 3.

Để tra cứu được ngành nghề kinh doanh một cách dễ dàng và thuận lợi, các bạn cần phải căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tra cứu có thể được thực hiện theo thứ tự từ ngành cấp 1 tới ngành cấp 2, 3, 4, 5.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo từ khoá

Việc tra cứu bằng từ khóa cũng rất thuận tiện để có được thông tin nhanh nhất. Bằng cách này, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có thể tra cứu trực tiếp mã ngành nghề theo từ khoá liên quan tới lĩnh vực mà mình định hoạt động tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Hướng dẫn tra cứu ngành kinh doanh tại website Thuế Ánh Dương.

Bước 1: để tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng từ khoá các bạn truy cập vào đường link này: https://thueanhduong.com/tra-cuu-nganh-nghe/

Bước 2: Các bạn nhập từ khóa ngành nghề mà mình muốn kinh doanh, ở đây mình ví dụ “ngành sửa máy tính”.

Tất tần tật những điều nên biết về tra cứu ngành nghề kinh doanh

Bước 3: các bạn trọn các mã nghành liên quan mà doanh nghiệp các bạn muốn kinh doanh. Chúc các bạn thành công.

Qua bài viết trên đây, Xứ Dừa Bến Tre hy vọng các bạn đã hiểu rõ về tra cứu ngành nghề kinh doanh. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với mọi người và nếu muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ đăng ký kinh doanh và thành lập công ty, các bạn hãy liên hệ với Thuế Ánh Dương theo địa chỉ trang web: https://thueanhduong.com/.

Bài viết liên quan