Dịch vụ xin giấy phép lao động uy tín nhanh gọn Luật Thành Công

Tổng Hợp

Để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần phải có giấy phép lao động. Công ty Luật Quốc Tế Thành Công xin gửi tới Quý khách hàng bản tổng hợp những thông tin pháp lý cần biết về thủ tục cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.

Luật Thành Công

1. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

   Giấy phép lao động là một loại giấy tờ cho phép người nước này được làm việc tại nước khác một cách hợp pháp. Đây là một trong những loại giấy tờ cần thiết đối với những người muốn làm việc hoặc cần làm việc tại quốc gia khác vì khi bạn nhập cảnh đến quốc gia khác mà không có nó thì bạn không thể làm việc tại quốc gia sở tại. . Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì buộc phải được cấp giấy phép lao động và họ phải đáp ứng được các điều kiện quy định theo pháp luật nước ta để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

  Trên giấy phép lao động có các trường thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, vị trí công việc đảm nhận, nơi làm việc, số hộ chiếu và quốc tịch của người được cấp giấy phép lao động.

2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG.

Để được cấp giấy phép lao động, người lao động cần đạt đủ các điều kiện do pháp luật quy định gồm:

          Người lao động phải đủ từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự.

          Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

          Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

          Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép theo Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019.

          Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp không cần xin giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam như:

          Thời gian làm việc dưới 3 tháng, xử lý các vấn đề khẩn cấp( tuỳ vào các loại vấn đề như sự cố khẩn cấp ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp mà không thể cải thiện bằng nhân viên là người trong và nước ngoài tại Việt Nam )

          Người nước ngoài là thành viên của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Luật Doanh nghiệp) các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

          Người nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Chi nhánh tại Việt Nam;

          Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Luật Thành Công

3.  PHÂN LOẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Tuỳ vào trường hợp cá nhân để xin cấp giấy phép một cách hợp lý và chính xác.

Giấy phép lao động được phân thành 4 loại gồm:

  1. Giấy phép cấp mới  (đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam lần đầu căn cứ theo NĐ 152/2020 NĐ-CP))
  2. Giấy phép cấp lại (đối với người lao động nước ngoài đã có giấy phép nhưng đã mất hoặc hư hại)
  3. Giấy phép gia hạn (đối với trường hợp người lao động đã có giấy phép, sắp hết hạn những vẫn có nhu cầu tiếp tục làm việc số lần gia hạn là 01 thời hạn tối đa là 2 năm)
  4. Miễn (thuộc diện không cần cấp giấy phép tuy nhiên người lao động nước ngoài vẫn phải làm thủ tục xác nhận với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại điều 7 NĐ 152/2020 NĐ-CP)

4. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Đối với người lao động hồ sơ gồm:

          Sao y hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị đi lại giữa các quốc gia đúng theo quy định của pháp luật.

          Giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khoẻ theo bệnh viện, tổ cức y tế tại nước ngoài hoặc Việt Nam trong vòng 12 tháng trở lại.

          Văn bản, giấy tờ xác nhận lao động không phải tội phạm trong vòng 6 tháng

          Ảnh thẻ màu (02 ảnh)

        Giấy tờ chứng minh người lao động là chuyên gia, nhân viên kỹ thuật, giám đốc điều hành…

          Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp hồ sơ gồm:

          Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (sao y công chứng).

          Giấy đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

–      Mẫu giấy phép lao động

5. THỜI HẠN

     Giấy phép lao động tại Việt Nam có thời hạn không nhất định và tuỳ theo các trường hợp mà người lao động tiếp cận với công việc tại Việt Nam nhưng theo quy định của nhà nước thì thời hạn này không quá 02 năm.

6. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM MÀ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG.

   Căn cứ Theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP việc lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà vi phạm pháp luật về giấy phép lao động bị xử lý như sau: Phạt tiền, đình chỉ hoặc trục xuất.

          Phạt tiền đối với người sử dụng lao động là người nước ngoài nhưng không cập nhập, thông báo việc sử dụng người lao động cho cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc báo cáo chưa đúng thời hạn, nội dung theo quy định của pháp luật.

+ Mức phạt cho hành vi này là từ 1 triệu đến 2 triệu đồng

           Phạt tiền đối với người sử dụng lao động là người nước ngoài mà không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài đã hết hạn

+ Trường hợp từ 01 đến 10 người lao động từ 30 triệu đến 40 triệu đồng

+ Trường hợp từ 11 đến 20 người lao động từ 45 triệu đến 60 triệu đồng

+ Trường hợp từ 21 người lao động trở lên từ 60 triệu đến 75 triệu đồng

  •       Trong một vài trường hợp người sử dụng lao động sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 3 đến 6 tháng.

          Trục xuất đối với người lao động là người nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động hết thời hạn.

7. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LUẬT THÀNH CÔNG.

     Hiện nay, việc hội nhập kinh tế đang là xu hướng toàn cầu vì vậy mà việc người lao động nước ngoài tham gia và làm việc tại Việt Nam không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên để làm được việc đó thì người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nước ngoài cần nắm bắt được thông tin, quy định về pháp luật khi ra quyết định để tránh những phiền phức không đáng có.

Vời kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật, nắm rõ những quy trình xin cấp, gia hạn, thay đổi thông tin giấy phép lao động, Luật thành công tự tin rằng có đủ khả năng để tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình xin cấp giấy phép lao động, đảm bảo tiết kiệm thời gian, giá cả hợp lý và chất lượng dịch vụ. Hiểu  được mong muốn cũng như là nỗi e ngại của khách hàng trong trong quy trình xin cấp giấy phép vì vậy Luật Thành Công đảm bảo mang lại một trải nghiệm tốt nhất cho quý khách khi sử dụng dịch vụ.

CÔNG TY HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG

Luật sư tư vấn:

Chủ tịch HĐTV Hồ Đặng Lâu – Ths.Lê Bá Thành

Website: https://luatthanhcong.com/

Địa chỉ trụ sở: 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM

CN 1: 004A-004B Bùi Công Trừng, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. HCM

CN 2: 1429 đường Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

CN 3: 31-33 Đồng Khởi, phường Tam Hoà, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

Hotline: 0963 766 477 – 0931 060 668

EMAIL: congtyluatthanhcong@gmail.com

Bài viết liên quan