Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Tổng Hợp

Ánh sáng trong không gian thường được chia thành 3 lớp là lớp ánh sáng môi trường, lớp ánh sáng tập trung và lớp ánh sáng trang trí. Mỗi lớp ánh sáng này đóng một vai trò riêng. Thiết kế ánh sáng đảm bảo các lớp này theo hướng dẫn dưới đây sẽ tăng tính thẩm mỹ cho không gian, giúp sinh hoạt thuận tiện.

Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Sơ đồ bố trí các lớp ánh sáng trong cùng một không gian

1. Lớp ánh sáng môi trường

Khi thiết kế ánh sáng cho không gian, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là lớp ánh sáng môi trường. Đây là lớp ánh sáng tổng thể cung cấp cho toàn bộ không gian. Vì thế, ánh sáng này phải được thiết kế sao cho phân bố và khuếch tán đồng đều, giúp tăng khả năng chiếu sáng tổng thể.

Để kiến tạo lớp ánh sáng môi trường, người ta thường sử dụng đèn âm trần, nổi trần, thả trần và đèn Tube. Bởi điểm chung của các loại đèn này khả năng chiếu sáng từ trên xuống dưới với sức lan tỏa rộng. Trong đó, mỗi loại đèn có đặc điểm riêng:

  • Đèn âm trần: Thiết kế nhỏ gọn, được lắp chìm ẩn vào bên trong trần, chỉ có bề mặt lộ ra phía ngoài. Vì thế, lắp đèn âm trần có thể giữa được độ bằng phẳng nhất định cho trần và phù hợp với không gian có chiều cao hạn chế.

  • Đèn nổi trần: Thiết kế liền khối, lắp nổi, sát bề mặt trần nên cũng giúp tiết kiệm diện tích. Ánh sáng đèn vừa chiếu xuống vừa khuếch tán, tỏa đều khắp không gian. Đèn nổi trần dễ lắp đặt, di dời nên không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của trần.

  • Đèn thả trần: Thiết kế thêm sợi dây kết nối giữa đèn và trần giúp hướng ánh sáng xuống thấp hơn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

  • Đèn Tube: Thiết kế dáng dài, phù hợp với các loại phòng có chiều dài lớn và rất được ưa chuộng ở nông thôn. Bạn có thể lắp đèn Tube cạnh tường hoặc trải dài, tạo thành từng cụm trên tường để tăng cường khả năng chiếu sáng.

Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Tạo ra môi trường tràn ngập ánh sáng với hệ thống đèn âm trần lắp trên trần

2. Lớp ánh sáng tập trung

Sau khi thiết kế lớp ánh sáng môi trường, bạn cần quan tâm đến lớp ánh sáng tập trung. Đây là lớp ánh sáng chiếu sáng trực tiếp vào một khu vực nhất định như bàn, quầy bar, góc phòng… để sinh hoạt, học tập, làm việc thuận tiện hơn.

Các loại đèn được sử dụng để thiết kế lớp ánh sáng tập trung là đèn để bàn, đèn chân đứng. Hai loại đèn này đều sử dụng bóng đèn LED đui xoáy, bóng đèn E27 kết hợp với chụp đèn để chiếu sáng cho một khu vực. Trong đó:

  • Đèn để bàn: Thường sử dụng bóng đèn E27 Bulb với thiết kế thấp, nhỏ gọn, thường đặt lên bàn làm đèn ngủ, đèn làm việc.

  • Đèn cây: Thiết kế cây cao hơn, dễ di động, thường để ở góc phòng để đọc sách, giúp sinh hoạt thuận tiện.

Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Đèn cây có khả năng chiếu sáng ở một khu vực nhất định nên thường được dùng để thiết kế lớp ánh sáng tập trung

3. Lớp ánh sáng trang trí

Cuối cùng, sau khi đã thiết kế xong lớp ánh sáng môi trường và tập trung, bạn có thể bố trí thêm lớp ánh sáng trang trí. Đây là lớp ánh sáng đóng vai trò làm điểm nhấn giúp căn phòng thêm lung linh, tỏa sáng và thú vị hơn. Bạn có thể sử dụng lớp ánh sáng này để trang trí hoặc làm nổi bật các chi tiết kiến trúc, tranh ảnh muốn thu hút sự chú ý.

Những loại đèn thường được dùng để làm lớp ánh sáng trang trí là đèn chùm, đèn tường, đèn hắt, đèn dây, đèn Spotlight. Các loại đèn này không cần quá sáng nhưng cần tạo nên những hiệu ứng trang trí bằng ánh sáng đẹp mắt. Trong đó:

  • Đèn chùm: Thường thiết kế to, rộng, cầu kỳ, kiểu cách tạo nên điểm nhấn đầy thu hút trên trần. Ánh sáng đèn khi kết hợp với các chi tiết trang trí đẹp mắt tạo ra bầu không khí lung linh và đầy lãng mạn.

  • Đèn tường: Thiết kế đơn giản hoặc kiểu cách. Đèn vừa cung cấp thêm ánh sáng vừa tạo nên những điểm nhấn nhá đầy thú vị trên tường.

  • Đèn hắt: Đèn bố trí dưới vách trần, tủ, cầu thang hắt ánh sáng lên phía trên góp phần tạo nên bầu không khí lung linh, huyền ảo và những điểm nhấn bắt mắt.

  • Đèn dây: Đây có thể là đèn LED dây hoặc đèn nhấp nháy, đèn tròn kết thành dây dùng để trang trí ở dọc tường, cầu thang, cây cối. Nhờ đó, vật thể được trang trí và không gian thêm lung linh, lấp ánh, hút hồn mọi mắt nhìn.

  • Đèn Spotlight: Đèn có khả năng chiếu rọi ấn tượng với góc xoay linh hoạt và hiệu ứng ánh sáng bắt mắt. Vì thế, người ta thường dùng loại đèn này để chiếu sáng vào các vật thể trưng bày như tranh, ảnh, tượng để tôn lên vẻ đẹp.

Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Đèn chùm đóng vai trò làm lớp ánh sáng trang trí tăng thêm điểm nhấn trên tường giúp căn phòng thêm thu hút

Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Cách sử dụng các loại đèn để thiết kế lớp ánh sáng môi trường, lớp ánh sáng tập trung và lớp ánh sáng trang trí

Chú thích:

  • Đèn âm trần: Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

  • Đèn gắn tường: Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

  • Đèn thả trần: Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

  • Đèn bàn/đèn chân đứng: Cách thiết kế các lớp ánh sáng giúp không gian vừa đẹp vừa sáng

Như vậy, thiết kế ánh sáng cho không gian là tổng hòa của ba lớp ánh sáng môi trường, tập trung và trang trí. Nếu biết cách phối hợp hài hòa ba lớp ánh sáng này, bạn sẽ sở hữu một không gian sống đẹp như mơ, vừa có tính thẩm mỹ cao, hút hồn quan khách vừa tối ưu được chi phí.

Bài viết liên quan